Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết: Những kiến thức cơ bản cần biết

Kế toán là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và đại diện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ báo cáo với cơ quan nhà nước. Trong đó, bộ phận kế toán sẽ chia ra kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết với các nhiệm vụ và mục tiêu khác nhau. Để phân biệt và biết được hai vị trí kế toán này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết là gì?

1.1 Khái niệm kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm chính việc ghi chép, phản ánh tổng hợp trên các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, kế toán tổng hợp là người bao quát toàn bộ công việc hạch toán kế toán của mỗi đơn vị, doanh nghiệp.

1.2 Khái niệm kế toán chi tiết

Kế toán chi tiết là người được phân công để theo dõi, ghi chép, phản ánh một cách chi tiết nhất các đối tượng kế toán cần phải hạch toán chi tiết theo nhu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp

2. So sánh kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết sẽ thực hiện công việc và đóng góp chức năng khác nhau vào hệ thống kế toán chung của mỗi doanh nghiệp. Cụ thể:

 

Nội dung Kế toán tổng hợp Kế toán chi tiết
1. Công việc thực hiện – Ghi chép, theo dõi và phản ánh các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. – Ghi chép, theo dõi và phản ánh chi tiết nhất, cụ thể nhất các đối tượng, nghiệp vụ phát sinh.
2. Sổ kế toán Sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong từng kỳ kế toán, niên độ kế toán, quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ và dùng để phản ánh tổng hợp nguồn vốn, tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:– Sổ cái: là sổ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán theo quy định hiện hành.

– Sổ nhật ký: là sổ dùng để ghi chép, phản ánh theo trình tự thời gian của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, theo quan hệ đối ứng của các tài khoản ở mỗi nghiệp vụ.

Sổ kế toán chi tiết được mở để theo dõi từng đối tượng kế toán cần được quản lý chi tiết. Sổ chi tiết có nhiều loại tùy theo yêu cầu quản lý của mỗi đơn vị, bao gồm:– Các sổ liên quan tới khoản mục tiền tệ: Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.

– Sổ công nợ: Sổ chi tiết công nợ phải thu, sổ chi tiết công nợ phải trả.

– Sổ tạm ứng: Sổ chi tiết tạm ứng của từng người lao động trong doanh nghiệp

– Sổ chi tiết kho: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

– Sổ chi tiết khác: Sổ chi tiết theo đối tượng của các tài khoản…

3. Tài khoản kế toán – Tài khoản kế toán tổng hợp sẽ là những tài khoản cấp 1 trong bảng hệ thống tài khoản hiện hành.– Tài khoản tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát giá từ các tài sản, nguồn vốn hay quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

– Từ tài khoản tổng hợp kế toán sẽ lên được báo cáo tài chính, thể hiện tình hình nhiều mặt của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý có những phương án, kế hoạch kinh doanh hợp lý để phát triển công ty ngày một lớn mạnh.

– Tùy theo mức độ mà tài khoản chi tiết có thể là tài khoản cấp 2, 3 hoặc các sổ, thẻ kế toán chi tiết.– Tài khoản chi tiết dùng để diễn giải cụ thể những nội dung kinh tế trên tài khoản tổng hợp, để phục vụ nhu cầu quản lý khác nhau ở mỗi doanh nghiệp.
4. Thước đo sử dụng Kế toán tổng hợp chỉ sử dụng một thước đo, đó là thước đo giá trị. Kế toán chi tiết sử dụng thước đo giá trị, và các thước đo khác như thước đo hiện vật để bổ sung.Ví dụ: Tài khoản tiền mặt có thể được theo dõi chi tiết trên 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản “tiền VNĐ”

Tài khoản “ngoại tệ”

Tài khoản “vàng bạc, kim khí, đá quý”.

5. Ứng dụng của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp là hạch toán tổng hợp trên các tài khoản cấp 1, có tác dụng nêu lên con số tổng hợp theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thấy rõ tình hình tài sản, nguồn vốn doanh nghiệp.Cụ thể công việc cần thực hiện của kế toán tổng hợp:

– Kiểm tra toàn bộ các định khoản, nghiệp vụ phát sinh, làm thường xuyên khi có nghiệp vụ phát sinh

– Kiểm tra đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp

– Kiểm tra số dư cuối kỳ xem đúng và hợp lý không?

– Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi

– Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành. Với công ty sản xuất đây là nhiệm vụ quan trọng và khá là khó.

– Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ

– In sổ kế toán

– Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê, báo cáo thuế.

– Và một số công việc khác theo yêu cầu từng doanh nghiệp.

Kế toán chi tiết là thực hiện những việc ghi chép, phản ánh cụ thể nhất, chi tiết nhất với các đối tượng, nghiệp vụ cần quản lý, theo dõi cụ thể theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.Kế toán chi tiết sẽ thực hiện những công việc cụ thể sau:

– Thực hiện thu thập, xử lý, ghi chép và phản ánh thông tin chi tiết theo đơn vị tiền tệ, hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể.

– Kế toán chi tiết là để giải thích, minh họa cho kế toán tổng hợp. Là bước quan trọng giúp kế toán tổng hợp kiểm tra số liệu một cách chính xác.

 

3. Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

Như vậy, từ bảng phân tích trên cho chúng ta thấy mối quan hệ khăng khít giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.

Kế toán chi tiết bổ trợ, giúp kế toán tổng hợp thấy rõ được sự phát sinh của tài sản, nguồn vốn là của đối tượng nào và tăng giảm ra sao. Hay nói cách khác kế toán tổng hợp là người vẽ nên một bức tranh kinh tế toàn cảnh, nhưng từng nét vẽ chi tiết trong bức tranh ấy lại là kế toán chi tiết.

Vì thế kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết luôn cần phải tiến hành cùng lúc, song song với nhau. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần kế toán chi tiết bên cạnh việc phản ánh vào tài khoản cấp 1 kế toán phải thực hiện phản ánh lên tài khoản cấp 2, sổ chi tiết liên quan.

Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ chặt chẽ và logic với nhau

Cũng bởi mối quan hệ khăng khít đó và tầm quan trọng của hai hình thức kế toán tổng hợp và chi tiết. Nên người làm công việc kế toán cần luôn nâng cao chuyên môn, có những kỹ năng và sự cẩn trọng để thực hiện công việc chu toàn.

ĐẠI LÝ CHÍNH THỨC MISA TOÀN QUỐC

  • Địa chỉ:Tầng 9, tòa nhà Technosoft, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
  • SĐT: 0989017546
  • Email: sale.misa01@gmail.com
  • Website: www.misabaogia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0934688991